CỔ PHIẾU TIỀM NĂNG PVD

CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, là công ty hàng đầu Việt Nam về cung cấp các dịch vụ khoan dầu khí. PVD sở hữu ba giàn khoan tự nâng (PV DRILLING I, II, III), một giàn khoan đất liền và một giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm – TAD.

I. TỔNG QUAN NGÀNH

Tại khu vực Đông Nam Á, thị trường giàn khoan tự nâng (JU) 361-400 IC đã cải thiện công suất lên 67% từ mức thấp khoảng 50% trong 2020. Hiện tại, có 49 giàn khoan JU trong khu vực, trong đó 33 giàn khoan đã ký hợp đồng. Số giàn khoan còn lại đã sẵn sàng hoạt động, trong khi còn 5 giàn khoan nữa không hoạt động. Có thể các giàn không hoạt động này chỉ có thể quay trở lại thị trường khi công suất và giá thuê cao hơn do việc khởi động khá tốn chi phí (ít nhất 10 triệu USD/ giàn khoan), làm hạn chế nguồn cung giàn khoan ở mức giá thuê hiện tại.

Điều này sẽ làm giảm nguồn cung trên thị trường cho khu vực từ quý 1/2023 đối với phân khúc giàn khoan 360-400 IC, đẩy giá thuê ngày cho loại giàn khoan tự nâng này tăng lên trong các hợp đồng năm 2023. Điều này được minh họa rõ hơn bằng biểu đồ sau:

Giá cho thuê ngày trên thị trường toàn cầu đối với giàn khoan IC JU 300 (tương ứng với loại giàn PVD I) đã tăng nhẹ 10% so với đầu năm 2022 và đạt 60 nghìn USD/ngày vào tháng 7/2022.

Công suất tăng thúc đẩy giá thuê trung bình của giàn khoan JU tăng trong khu vực từ mức ít nhất khoảng 50 nghìn USD/ ngày đến 65-70 nghìn USD/ngày, theo số liệu của IHS Market.

II. NỘI TẠI DOANH NGHIỆP

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm không đạt như kì vọng. Khi lỗ 56 tỷ đồng trong Q1/2022 và tiếp tục lỗ thêm hơn 70 tỷ đồng, do giá thuê ngày và hiệu suất hoạt động của giàn khoan JU (giàn khoan tự nâng) thấp hơn dự kiến.

Doanh thu mảng kinh doanh giàn khoan và lợi nhuận gộp của PVD (tỷ đồng)

Tuy lợi nhuận gây thất vọng nhưng trong 6 tháng đầu năm 2022, PVD ghi nhận sự hồi phục lớn trong doanh thu so với cùng kỳ (tăng 60%) đến từ:

  • Hiệu suất cho thuê giàn khoan trong Q2/2022 tăng lên 97%, so với mức 95% của cùng kỳ
  • Giá thuê giàn khoan tự nâng (JU) tăng từ mức trung bình 52 nghìn USD/ngày vào năm 2021 lên mức trung bình 57 nghìn USD/ngày trong quý 1 năm 2022 và 58 nghìn USD/ngày vào quý 2 năm 2022

Tuy nhiên PVD lại phát sinh nhiều chi phí như chi phí nhân công, chi phí thuê ngoài và chi phí dự phòng liên quan đến các khoản phải thu của KrisEnergy Campuchia. Đáng chú ý là chi phí mua ngoài của PVD đã tăng vọt lên 568 tỷ đồng so với mức 50 tỷ đồng, đáng chú ý mức tăng chi phí này cao hơn mức tăng 394 tỷ đồng của khoản mục doanh thu.

III. CỔ PHIẾU PVD

Thông tin cổ phiếu PVD

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 555,880,006

Khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày: 12,568,850

Giá tham chiếu: 22,700/cổ phiếu

Trong bối cảnh thị trường khoan dầu ở khu vực đang ấm dần lên, giá dầu Brent phục hồi từ mức đáy cổ phiếu PVD sẽ được hưởng lợi bởi tâm lý tích cực của thị trường

Với kỳ vọng PVD sẽ ghi nhận khoảng 228 tỷ đồng LNST cổ đông công ty mẹ trong 6 tháng cuối năm, theo đó mức LNST của năm 2022 lên mức 112 tỷ đồng, EPS đạt 200 đồng/cp. Tất cả các giàn của PVD hiện đã có hợp đồng thuê đến cuối năm 2022. Đây là những yếu tố giúp cổ phiếu PVD tăng tích cực, chúng tôi đưa ra giá mục tiêu cho PVD ở mức 27.000/cổ phiếu

IV. QUAN ĐIỂM ORACLE

PVD đang trong quá trình thay đổi xu hướng nội tại doanh nghiệp, ngoài ra yếu tố khối ngoại (Dragon capital) liên tục mua vào PVD cũng góp phần củng cố đà tăng giá cổ phiếu trong thời gian tới.

Nếu đã mua PVD cùng chúng tôi quanh giá 19,000đ, nhà đầu tư nên giữ vững tỷ trọng PVD trong danh mục chờ đợi những đợt tăng giá tiếp theo. Nhà đầu tư mới có thể theo dõi vùng giá 21,000đ – 22,000đ để cân nhắc mua PVD tỷ trọng vừa phải.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *